Khởi nghĩa ở các tỉnh Cách mạng Tân Hợi

Bản đồ các cuộc khởi nghĩa trong Cách mạng Tân Hợi

Sau thành công của cuộc nổi dậy Wuchang, nhiều cuộc biểu tình khác đã xảy ra trên khắp đất nước vì nhiều lý do. Một số cuộc nổi dậy tuyên bố quang phục (光復) do người Hán cai trị. Các cuộc nổi dậy khác là một bước tiến tới độc lập, và một số là các cuộc biểu tình hoặc nổi loạn chống lại chính quyền địa phương. Bất kể lý do dẫn đến khởi nghĩa là gì nhưng kết quả là tất cả các tỉnh đã từ bỏ nhà Thanh và gia nhập Trung Hoa Dân Quốc.

Quang phục Trường Sa

Vào ngày 22 tháng 10 năm 1911, Đồng Minh hội Hồ Nam lãnh đạo bởi Tiêu Đạt Dịch (焦達嶧) và Trần Tác Tân (陳作新).[83] Quân cách mạng là nhóm vũ trang, bao gồm một phần của quân cách mạng từ Hồng Giang và một phần là các đơn vị Tân quân đào ngũ, trong một cuộc nổi dậy ở Trường Sa.[83] Quân cách mạng chiếm được thành phố và giết chết lãnh đạo quân địa phương nhà Thanh. Sau đó, tuyên bố thành lập "Phủ Đô đốc quân Hồ Bắc Chính phủ quân Trung Hoa Dân Quốc" (中华民国军政府湖南都督府) và tuyên bố phản Thanh.[83]

Khởi nghĩa Thiểm Tây

Cùng ngày, Đồng Minh hội Thiểm Tây lãnh đạo bởi Cảnh Định Thành (景定成), Tiền Đỉnh (錢鼎) và Tỉnh Vật Mạc (井勿幕) và một số người khác trong Ca Lão hội, đã phát động một cuộc nổi dậy và chiếm giữ Tây An sau hai ngày chiến đấu.[84] Cộng đồng người Hồi theo Hồi giáo (người Hồi Hồi) bị chia rẽ vì ủng hộ cách mạng. Những người Hồi Hồi ở Thiểm Tây đã ủng hộ những người cách mạng và những người Hồi Hồi ở Cam Túc ủng hộ nhà Thanh. người Hồi Hồi bản địa tại Tây An tham gia cùng với quân cách mạng của người Hán trong việc tàn sát người Mãn Châu.[85][86][87] Người Hồi Hồi ở Cam Túc lãnh đạo bởi tướng Mã An Lương chỉ huy hai mươi tiểu đoàn người Hồi Hồi bảo vệ nhà Thanh và tấn công Thiểm Tây, do Trương Phượng Hối (張鳳翽) lãnh đạo.[88] Cuộc tấn công đã thành công và sau khi có tin Phổ Nghi sắp thoái vị, Mã đã đồng ý gia nhập Dân Quốc mới.[88]

Các nhà cách mạng đã thành lập "Chính quyền quân Hán quang phục Cam Túc Thiểm Tây" và bầu Trương Phượng Hối, là thành viên Nguyên Nhật Tri hội (原日知會), làm lãnh đạo.[84] Sau khi Tây An bị chiếm vào ngày 24 tháng 10, lực lượng cách mạng đã giết hết tất cả người Mãn trong thành, khoảng 20,000 người Mãn đã bị thảm sát.[89][90] Nhiều người bảo vệ người Mãn đã tự sát, Văn Thụy (文瑞), Tướng quân thành Tân An, đã nhảy xuống giếng tự sát.[89] Duy nhất một số người Mãn giàu có hối lộ và nữ giới người Mãn sống sót nhưng phải quy phục với người Hán cầm quyền. Người Hán giàu có bắt các cô gái người Mãn làm nô lệ[91] và người Hán nghèo hơn thì cũng bắt các cô gái trẻ về làm vợ.[92] Một số bị người Hồi thân dân tộc Hán ở Tây An bắt và cải đạo Hồi cho người Mãn để đồng hóa họ với người Hồi-Hán tại Trung Quốc[93]

Khởi nghĩa Cửu Giang

Vào ngày 23 tháng 10, Lâm Sâm, Tưởng Quần (蔣群), Sái Huệ (蔡蕙) và thành viên Đồng Minh hội tỉnh Giang Tây đã âm mưu một cuộc nổi dậy của các đơn vị Tân quân.[83][94] Sau khi giành được chiến thắng, họ tuyên bố độc lập. Chính phủ quân sự Cửu Giang sau đó được thành lập.[94]

Khởi nghĩa Thái Nguyên Sơn Tây

Ngày 29/10, Diêm Tích Sơn của Tân quân lãnh đạo khởi nghĩa Thái Nguyên, thủ phủ Sơn Tây, cùng Diêu Vĩ Giới (姚以價), Hoàng Quốc Lương (黃國梁), Ôn Thọ Tuyền (溫壽泉), Lý Thành Lâm (李成林), Trương Thụ Xí (張樹幟) và Kiều Hú (喬煦).[94][95]

Quân cách mạng tấn công Thái Nguyên và giết tất cả người Mãn.[96] Tuần phủ Sơn Tây, Lục Chung Kì (陸鍾琦) bị quân cách mạng giết.[97] Sau đó, họ tuyên bố thành lập Chính phủ quân sự Sơn do Tây Diêm Tích Sơn làm lãnh đạo.[84] Diêm Tích Sơn sau đó trở thành quân phiệt gây rắc rối cho Trung Quốc sau này trước khi bị Tưởng Giới Thạch tiêu diệt và thống nhất Trung Quốc.

Khởi nghĩa Trùng Cửu Côn Minh

Ngày 30/10, Lý Căn Nguyên (李根源) Đồng Minh hội Vân Nam gia nhập với Thái Ngạc, La Bội Kim (羅佩金), Đường Kế Nghiêu, và các sĩ quan khác của Tân quân để phát động Khởi nghĩa Trùng Cửu (重九起義).[98] Họ chiếm được Côn Minh vào ngày hôm sau và thành lập Chính phủ quân sự Vân Nam, bầu Thái Ngạc làm lãnh đạo.[94]

Quang phục Nam Xương

Ngày 31/10, Nam Xương một nhánh của Đồng Minh hội lãnh đạo bởi Tân quân trong một cuộc nổi dậy thành công. Họ thành lập Chính phủ quân sự Giang Tây.[83] Lý Liệt Quân được bầu làm lãnh đạo.[94] Lý tuyên bố Giang Tây độc lập và chống lại quân viễn chinh nhà Thanh do Viên Thế Khải lãnh đạo.[77]

Khởi nghĩa vũ trang Thượng Hải

Trần Kỳ Mỹ, lãnh đạo chính quyền quân sự Thượng Hải

Ngày 3/11, Đồng Minh hội Thượng Hải, Quang phục hội và thương gia lãnh đạo bởi Trần Kỳ Mỹ (陳其美), Lý Bình Thư (李平書), Trương Thừa Dửu (張承槱), Lý Anh Thạch (李英石), Lý Tiếp Hòa (李燮和) và Tống Giáo Nhân đã tổ chức một cuộc nổi dậy vũ trang tại Thượng Hải.[94] Họ nhận được sự hỗ trợ của các sĩ quan cảnh sát địa phương.[94] Quân cách mạng chiếm xưởng Giang Nam ngày 4/10 và chiếm Thượng Hải sau đó. Ngày 8/11, thành lập Chính phủ quân sự Thượng Hải và bầu Trần Kỳ Mỹ làm lãnh đạo.[94] Ông trở thành người sáng lập bốn đại gia đình Trung Hoa Dân Quốc sau này.[99]

Khởi nghĩa Quý Châu

Ngày 4/11, Trương Bách Lân (張百麟) của đảng cách mạng ở Quý Châu đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy cùng với các đơn vị Tân quân và học viên từ học viện quân sự. Họ ngay lập tức chiếm được Quý Dương và thành lập Chính phủ quân sự Đại Hán Quý Châu, bầu Dương Tẫn Thành (楊藎誠) và Triệu Đức Toàn (趙德全) là lãnh đạo và phó lãnh đạo.[100]

Khởi nghĩa Chiết Giang

Ngày 4/11, các nhà cách mạng ở Chiết Giang kêu gọi các đơn vị Tân quân ở Hàng Châu phát động một cuộc nổi dậy.[94] Chu Thụy (朱瑞), Ngô Tứ Dự (吳思豫), Lã Công Vọng (吕公望) và những người khác của Tân quân đã chiếm được xưởng chế tạo vật tư quân sự.[94] Lực lượng khác, lãnh đạo bởi Tưởng Giới Thạch và Doãn Duệ Chí (尹銳志), đã chiếm được hầu hết các cơ quan chính quyền.[94] Cuối cùng, Hàng Châu nằm dưới sự kiểm soát của các nhà cách mạng, và nhà lập hiến Thang Thọ Tiềm (湯壽潛) được bầu làm lãnh đạo.[94]

Quang phục Giang Tô

Ngày 5/11, các nhà lập hiến và thượng lưu Giang Tô đã thúc giục Trình Đức Toàn (程德全) tuyên bố độc lập và thành lập Chính phủ Quân sự Cách mạng Giang Tô do ông lãnh đạo.[94][101] Không giống như một số thành phố khác, bạo lực chống Mãn Châu bắt đầu sau khi quang phục vào ngày 7 tháng 11 tại Trấn Giang.[102] Tướng quân nhà Thanh Tái Mặc (載穆) đã đồng ý đầu hàng, nhưng vì một sự hiểu lầm, các nhà cách mạng đã không biết rằng sự an toàn của họ được đảm bảo.[102] Khu ở người Mãn bị lục soát, và một số lượng người Mãn không xác định đã bị giết.[102] Tái Mặc, cảm thấy bị phản bội, đã tự sát.[102] Đây được coi là cuộc nổi dậy Trấn Giang (鎮江起義).[103][104]

Khởi nghĩa An Huy

Các thành viên của Đồng Minh hội An Huy cũng phát động một cuộc nổi dậy vào ngày hôm đó và bao vây thủ phủ của tỉnh. Các nhà lập hiến đã thuyết phục Chu Gia Bảo (朱家寶), Tuần phủ An Huy, tuyên bố độc lập.[105]

Khởi nghĩa Quảng Tây

Ngày 7/11, chính quyền Quảng Tây quyết định ly khai khỏi chính quyền nhà Thanh, tuyên bố độc lập. Tuần phủ Thẩm Bỉnh Khôn (沈秉堃) được phép giữ nguyên chức, nhưng Lục Vinh Đình sau đó trở thành lãnh đạo mới.[69] Lục Vinh Đình sau đó cũng trở thành lãnh đạo quân phiệt Quảng Tây trong thời gian dài.[106] Dưới sự lãnh đạo của Hoàng Thiệu Hoành, sinh viên luật Bạch Sùng Hyđã gia nhập vào một đơn vị Dám chết để chiến đấu như một nhà cách mạng.[107]

Phúc Kiến độc lập

Căn nhà Quang phục hội chiếm giữ tại Liên Giang, Phúc Châu

Vào tháng 11, các thành viên của nhánh Đồng Minh hội Phúc Kiến, cùng với Tôn Đạo Nhân (孫道仁) của Tân quân, đã phát động một cuộc nổi dậy chống lại quân đội nhà Thanh.[108][109] Tổng đốc Tông Thọ (松壽), đã tự sát.[110] Vào ngày 11 tháng 11, toàn bộ tỉnh Phúc Kiến tuyên bố độc lập.[108] Chính phủ quân sự Phúc Kiến được thành lập và Tôn Đạo Nhân được bầu làm lãnh đạo.[108]

Quảng Đông độc lập

Gần cuối tháng 10, Trần Quýnh Minh, Đặng Khanh (鄧鏗), Bành Thụy Hải (彭瑞海) và các thành viên khác của Đồng Minh hội Quảng Đông đã tổ chức dân quân địa phương để phát động cuộc nổi dậy ở Hóa Châu, Nam Hải, Thuận ĐứcTam Thủy ở tỉnh Quảng Đông.[84][111] Ngày 8/11, sau khi được Hồ Hán Dân, Tướng quân Lý Chuẩn (李準) và Long Tể Quang (龍濟光) thuộc Hải quân Quảng Đông ủng hộ cách mạng.[84] Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Minh Kì (張鳴岐), bị buộc phải thảo luận với các đại diện địa phương một đề nghị đòi độc lập của Quảng Đông.[84] Quyết định công bố vào ngày hôm sau. Trần Quýnh Minh sau đó chiếm được Huệ Châu. Vào ngày 9 tháng 11, Quảng Đông tuyên bố độc lập và thành lập một chính phủ quân sự.[112] Họ đã bầu Hồ Hán Dân và Trần Quýnh Minh làm lãnh đạo và phó lãnh đạo.[113] Khâu Phùng Giáp được biết là đã giúp cho tuyên bố độc lập trở nên hòa bình hơn.[112]

Sơn Đông độc lập

Ngày 13/11, sau khi được thuyết phục bởi nhà cách mạng Đinh Duy Phần (丁惟汾) và một số sĩ quan khác của Tân quân, Tuần phủ Sơn Đông, Tôn Bảo Kỳ, đã đồng ý ly khai khỏi chính quyền nhà Thanh và tuyên bố Sơn Đông độc lập.[84]

Khởi nghĩa Ninh Hạ

Ngày 17/11, Đồng Minh hội Ninh Hạ phát động Khởi nghĩa Hội đảng Ninh Hạ (寧夏會黨起義). Các nhà cách mạng đã phái Vu Hữu Nhậm tới Trương Gia Xuyên để gặp lãnh đạo người Đông Can Mã Nguyên Chương để thuyết phục ông không ủng hộ nhà Thanh. Tuy nhiên, Mã không muốn gây nguy hiểm cho mối quan hệ của mình với nhà Thanh. Ông đã phái dân quân Hồi giáo Cam Túc phía đông dưới sự chỉ huy của một trong những người con trai của ông để giúp Mã Kì tiêu diệt Ca Lão hội Ninh Hạ.[114][115] Tuy nhiên, Chính phủ quân sự cách mạng Ninh Hạ được thành lập vào ngày 23 tháng 11.[84] Một số nhà cách mạng tham gia bao gồm Hoàng Việt (黃鉞) và Hướng Sân (向燊), những người tập hợp lực lượng Tân quân tại Tần Châu (秦州).[116][117]

Tứ Xuyên độc lập

Vào ngày 21 tháng 11, tại Quảng An tổ chức Chính quyền Quân sự Bắc Thục Đại Hán.[84][118]

Ngày 22/11, Thành ĐôTứ Xuyên bắt đầu tuyên bố độc lập. Đến ngày 27, Chính phủ quân sự Đại Hán Tứ Xuyên được thành lập, đứng đầu là nhà cách mạng Bồ Điện Tuấn (蒲殿俊).[84] Tướng nhà Thanh Doãn Phương (端方) đã bị giết.[84]

Khởi nghĩa Nam Kinh

Trận chiến Đại Bình môn tại Nam Kinh năm 1911. Vẽ bởi T. Miyano.

Vào ngày 8 tháng 11, được hỗ trợ bởi lãnh đạo phe cách mạng là Trung Hoa Đồng Minh hội của người Hán Trung Quốc, Từ Thiệu Trinh (徐紹楨) của Tân quân tuyên bố khởi nghĩa Mạt Lăng quan (秣陵關), cách 30 km từ Nam Kinh.[84] Từ Thiệu Trinh, Trần Kỳ Mỹ và các tướng lĩnh khác quyết định thành lập một đội quân thống nhất do Từ chỉ huy để tấn công Nam Kinh cùng nhau. Vào ngày 11 tháng 11, trụ sở quân đội thống nhất được thành lập tại Trấn Giang. Từ ngày 24 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12, dưới sự chỉ huy của Từ, quân đội thống nhất đã chiếm được Ô Long Sơn (烏龍山), Mạc Phủ Sơn (幕府山), Vũ Hoa Đài (雨花臺), Thiên Bảo thành (天保城) và nhiều thành trì khác của quân Thanh.[84] Vào ngày 2 tháng 12, Thành phố Nam Kinh đã bị những người cách mạng chiếm giữ sau Trận chiến Nam Kinh năm 1911[84] Vào ngày 3 tháng 12, một nhà cách mạng đã chỉ huy quân cách mạng đi thảm sát người Mãn (không rõ số lượng người chết).[119] Nhà cách mạng cộng hòa dân quốc ấy đã bị bắt ngay sau đó và những người có liên quan vụ thảm sát bị giải tán vì tội thảm sát người dân tộc thiểu số.[119]

Tây Tạng độc lập

Năm 1905, nhà Thanh phái Triệu Nhĩ Phong đến Tây Tạng để dẹp loạn.[120] Năm 1908, Triệu được bổ nhiệm làm Đại thần Biện sự Trú Tạng tại Lhasa.[120] Triệu bị chém đầu tháng 12/1911 bởi phe thân Dân Quốc.[121] Phần lớn diện tích được biết đến trong lịch sử là Kham nay tuyên bố là Tây Khang, được tạo ra bởi các nhà cách mạng Dân Quốc.[122] Cuối năm 1912, quân Thanh lưu vong mất nước mất chế độ cuối cùng bị buộc rời khỏi Tây Tạng qua Ấn Độ. Thubten Gyatso, Dalai Lama thứ 13, trở về Tây Tạng vào tháng 1 năm 1913 từ Sikkim, nơi ông đang ở.[123] Khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc mới xin lỗi về hành động của nhà Thanh và đề nghị khôi phục Đức Đạt Lai Lạt Ma về vị trí cũ của mình, ông trả lời rằng ông không quan tâm đến Trung Quốc, rằng Tây Tạng chưa bao giờ phụ thuộc vào Trung Quốc, rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập, và ông đang đảm nhận vai trò lãnh đạo tinh thần và chính trị của Tây Tạng.[123] Vì điều này, nhiều người coi đây như một tuyên bố độc lập chính thức. Phía Trung Quốc không phản ứng và Tây Tạng đã có ba mươi năm không có sự can thiệp từ Trung Quốc trước khi bị Trung Quốc tiêu diệt 1951.[123]

Mông Cổ độc lập (Trung Quốc công nhận vào sau năm 1949)

Vào cuối năm 1911, người Mông Cổ(Ngoại Mông)đã hành động với một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chính quyền Mãn Châu nhưng nỗ lực này không thành công.[124] Phong trào độc lập diễn ra không chỉ giới hạn ở Bắc (ngoại Mông) Mông Cổ mà còn là một hiện tượng toàn Mông Cổ.[124] Ngày 29/12/1911, Bogd Khan trở thành lãnh đạo đế chế Mông Cổ. Nội Mông trở thành khu vực tranh chấp giữa Khan và Dân Quốc rồi Nội Mông quyết định vẫn ở lại Trung Quốc cho đến ngày nay.[125] Nga ủng hộ nền độc lập của Ngoại Mông (bao gồm cả vùng khác là Tannu Uriankhai nhưng nó nay thuộc nước thứ 3) trong thời kỳ Cách mạng Tân Hợi.[126]

Tây Tạng và Mông Cổ sau đó công nhận nhau trong một hiệp ước. Vùng lãnh thổ Tây Tạng (Trung Quốc) sau đó đã tái sáp nhập trở lại vào Trung Quốc của chế độ mới năm 1951, trong khi nước Mông Cổ vẫn độc lập khỏi Trung Quốc cho đến ngày nay (Trung Quốc cũng công nhận Mông Cổ độc lập từ 1949-nay).

Khởi nghĩa Địch Hóa và Y Lê

Tại Tân Cương vào ngày 28 tháng 12, Lưu Tiên Tuấn (劉先俊) và những người cách mạng bắt đầu cuộc nổi dậy Địch Hóa (迪化起義).[127] Khởi nghĩa do hơn 100 thành viên Ca Lão hội chỉ huy.[128] Khởi nghĩa thất bại. Vào ngày 7 tháng 1 năm 1912, Cuộc nổi dậy Y Lê (伊犁起義) với Phùng Đặc Dân (馮特民) bắt đầu.[127][128] Tuần phủ Viên Đại Hóa (袁大化) đã bỏ trốn và trao quyền cho Dương Tăng Tân, vì ông không thể chống lại những người cách mạng.[129]

Sáng 8 tháng 1, một chính phủ Y Lê mới được thành lập bởi quân cách mạng,[128] nhưng quân cách mạng thất bại tại Tinh Hà trong tháng 1 và tháng 2.[129][130] Cuối cùng vì sự thoái vị của Phổ Nghi, Viên Thế Khải đã công nhận sự cai trị của Dương Tăng Tân, bổ nhiệm ông làm Thống đốc Tân Cương và đưa tỉnh này gia nhập Dân Quốc.[129] Nhiều vụ ám sát quan triều Thanh trong tháng 4 và tháng 5/1912.[129]

Quân cách mạng đã in bức hình đa ngôn ngữ mới.[131]

Khởi nghĩa Đài Loan

Năm 1911 như một phần của Cách mạng Tân Hợi Đồng Minh hội đã gửi La Phúc Tinh (羅福星) tới Đài Loan để giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản.[132] Mục tiêu là đưa đảo Đài Loan trở lại Trung Hoa Dân Quốc bằng cách kích động Khởi nghĩa Đài Loan (台灣起義).[133] La bị bắt và giết vào ngày 3 tháng 3 năm 1914.[134] Còn được gọi " Sự kiện Miêu Lật" (苗栗事件) nơi có hơn 1,000 người Đài bị cảnh binh Nhật xử tử.[135] Sự hy sinh của La được tưởng niệm ở Miêu Lật.[134]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cách mạng Tân Hợi http://www.chinanews.com.cn/cul/news/2007/12-11/11... http://tw.people.com.cn/BIG5/26741/51057/51764/363... http://www.baojinews.com/_info/content_190080.htm http://big5.china.com/gate/big5/news.china.com/foc... http://big5.xinhuanet.com/gate/big5/news.xinhuanet... http://big5.xinhuanet.com/gate/big5/sz.xinhuanet.c... http://big5.xinhuanet.com/gate/big5/www.hb.xinhuan... http://www.hkcna.hk/content/2011/1007/115710.shtml http://theanarchistlibrary.org/library/robert-scal... http://big5.xhgmw.org/archive-52883.shtml